Ý kiến chuyên gia: Kết quả bầu cử Đài Loan thể hiện sự từ chối quan hệ với Trung Quốc

Theo các chuyên gia, chiến thắng vang dội của bà Thái Anh Văn trước đối thủ Hàn Quốc Du thuộc Quốc Dân Đảng, người ủng hộ Bắc Kinh, đã gửi một thông điệp rõ ràng rằng những nỗ lực đe dọa của Trung Quốc không mang lại hiệu quả.

132 1 Y Kien Chuyen Gia Ket Qua Bau Cu Dai Loan The Hien Su Tu Choi Quan He Voi Trung Quoc

 

Phát biểu với tờ Epoch Times, ông June Teufel Dreyer, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Miami, và là thành viên cao cấp của Viện nghiên cứu Chính sách Đối ngoại, cho rằng không “nghi ngờ gì”, kết quả bầu cử đã biểu thị quan điểm của đa số dân chúng Đài loan “từ chối quan hệ với Trung Quốc”, và “bác bỏ ý đồ thống nhất” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Đương kim Tổng thống Thái Anh Văn giành chiến thắng vang dội trong cuộc chạy đua giữa 3 đảng phái hôm 11/1/2020, với mức kỷ lục 8,17 triệu phiếu, tương đương 57% tổng số phiếu bầu. Số lượng cử tri đi bỏ phiếu là lớn nhất kể từ khi hòn đảo tự trị này bắt đầu cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên vào năm 1996.

Đảng Tiến bộ Dân chủ (DPP) cũng thắng lợi, giành được 61 trong tổng số 113 ghế tại cơ quan lập pháp của Đài Loan.

Kết quả bầu cử này là một bước ngoặt đầy kịch tích, gây ấn tượng sâu sắc của bà Thái, người mà năm ngoái đã phải vật lộn với tỷ lệ ủng hộ của cử tri. Sự ủng hộ của công chúng đối với bà Thái đã tăng mạnh khi bà thể hiện lập trường cứng rắn với Bắc Kinh, trong khi ủng hộ những người biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông.

Mặc dù hòn đảo duy trì sự độc lập với Trung Quốc đại lục, với hệ thống kinh tế và quân sự riêng, Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một phần của lãnh thổ Trung Quốc. Bắc Kinh đã tìm cách hợp nhất với hòn đảo, hứa hẹn ‘một quốc gia, hai chế độ’, một khuôn khổ hiện đang được ĐCSTQ áp dụng để cai trị Hồng Kông và Ma Cao.

132 2 Y Kien Chuyen Gia Ket Qua Bau Cu Dai Loan The Hien Su Tu Choi Quan He Voi Trung Quoc

Một trận mưa hoa giấy khi bà Thái Anh Văn (giữa), nắm tay Phó Tổng thống đắc cử Trần Thanh Đức (trái), và Phó tổng thống Trần Kiến Nhân (phải), khi bà phát biểu mừng thắng lợi trước những người ủng hộ tại Đài Bắc, Đài Loan, hôm 11/1/2020 (ảnh: Carl Court/Getty Images).

Phát biểu với đài truyền hình Tân Đường Nhân, thuộc Tập đoàn Truyền thông Epoch Times, ông Richard Bush, giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách Đông Á tại Viện Brookings, ở Washington, nhận định sau khi theo dõi bầu cử: “Cuộc bầu cử này đã xác nhận rất nhiều, rằng ý tưởng ‘một quốc gia, hai chế độ’ là không có ‘thị trường’ tại Đài Loan”.

Hy vọng cho Dân chủ

Chủ tịch Viện Dân chủ Quốc gia Derek Mitchell, nguyên đại sứ Mỹ tại Miến Điện, đã gọi kết quả bầu cử là “một cuộc trưng cầu dân ý về Trung Quốc”.

Theo ông Mitchell, kết quả bầu cử cũng minh chứng cho ý kiến của “đa số người im lặng”, mà quan điểm của họ chỉ có thể được nhận ra, thông qua các phiếu bầu dân chủ.

“Chúng ta thấy được những gì mà ‘đa số người im lặng’ nói khi họ được phép nói”, ông Mitchell nhận xét.

Bằng cách đề cập đến các cuộc bầu cử cấp quận ở Hồng Kông gần đây, nơi các ứng cử viên dân chủ cũng giành được một chiến thắng sâu rộng, ông Mitchell lưu ý về một khuynh hướng, với sự tham gia ngày càng gia tăng của thế hệ trẻ.

132 3 Y Kien Chuyen Gia Ket Qua Bau Cu Dai Loan The Hien Su Tu Choi Quan He Voi Trung Quoc

Người biểu tình chống chính phủ Hồng Kông tham dự một cuộc biểu tình ủng hộ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn bên ngoài trụ sở Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) tại Đài Bắc, Đài Loan, hôm 11/1/2020 (ảnh: Tyrone Siu /Reuters).

Không được tự mãn

Bà Bon Glaser, giám đốc Dự án Quyền lực Trung Quốc của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho rằng chính quyền Trung Quốc có lẽ không ngạc nhiên về kết quả bầu cử mà họ cũng đã theo dõi sát sao, nhưng “họ có thể không ngờ rằng có một sự cách biệt lớn như vậy” giữa các đảng tranh cử.

Mặc dù đảng DPP chiến thắng vang dội, các chuyên gia cảnh báo họ không nên tự mãn.

“Điều này không được xảy ra. Không có gì là kết thúc. Đài Loan vẫn phải giữ lợi thế của mình, và nhận ra rằng các thế lực độc tài và những kẻ không ưa dân chủ, đang chơi một trò chơi lâu dài”, ông Mitchell cảnh báo.

Cho rằng trong những năm tới, Bắc Kinh có thể gia tăng áp lực ngoại giao, quân sự và kinh tế lên Đài Loan, bà Glaser nhận định “có rất nhiều việc mà Đài Loan cần phải làm để tăng cường ngăn chặn”.

Những giới hạn của Bắc Kinh

Về lĩnh vực kinh tế của hòn đảo, ông Bush không nghĩ rằng Trung Quốc đại lục sẽ gây ra các mối đe dọa nghiêm trọng cho các công ty của Đài Loan, vì Bắc Kinh coi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp địa phương là “một tài nguyên chính trị”, và là “một tập thể cử tri ở Đài Loan để thúc đẩy các mục tiêu riêng của [Bắc Kinh]”.

Thay vào đó, theo ông Bush, “nền kinh tế Đài Loan phụ thuộc nhiều hơn vào những gì đang xảy ra trong nền kinh tế thế giới, nhưng cũng là những gì xảy ra trong chính sách của Mỹ về một loạt các vấn đề”.

132 4 Y Kien Chuyen Gia Ket Qua Bau Cu Dai Loan The Hien Su Tu Choi Quan He Voi Trung Quoc

Những người ủng hộ tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, ăn mừng chiến thắng của bà tại Đài Bắc, Đài Loan, hôm 11/1/ 2020 (ảnh: AP).

Về nguy cơ chiến tranh, bà Glaser cho rằng một cuộc tấn công quân sự sắp xảy ra đối với Đài Loan vẫn khó xảy ra, khi xem xét bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển chậm lại, cũng như các cuộc biểu tình ở Hồng Kông tiếp diễn và căng thẳng thương mại Mỹ – Trung.

“Điểm mấu chốt rằng lợi thế quân sự chỉ đơn giản không đủ là lý do, hoặc thậm chí là sự vượt trội về sức mạnh quân sự có tính chất quyết định, không phải là lý do đủ để Bắc Kinh chấp nhận rủi ro như vậy”, bà Glaser nói.

“Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình có rất nhiều vấn đề phải đối mặt”, bà Glaser nhận định.


© 2024 | Thời báo MỸ



 

Bài liên quan