Cuộc đấu sinh tử chống Putin: Tiết lộ khó ngờ về Kiev chứng minh phương Tây 'quá ngây thơ'

Trong những tuần gần đây, phương Tây rộ lên suy đoán về một cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine có thể gây ra một cuộc chiến tranh du kích, tạo ra một vũng lầy giống như Afghanistan cho Tổng thống Vladimir Putin.

Theo RT, nhiều người ở phương Tây tin rằng Ukraine sẽ trở thành "một Afghanistan hay Chechnya khác" đối với Nga.

1 Cuoc Dau Sinh Tu Chong Putin Tiet Lo Kho Ngo Ve Kiev Chung Minh Phuong Tay Qua Ngay Tho

Binh sĩ Nga được triển khai ở gần biên giới Ukraine.

Tuy nhiên, trong bài viết trê n RT, phó giáo sư Artyom Lukin về quan hệ quốc tế tại Đại học Liên bang Viễn Đông ở Vladivostok, Nga cho rằng, trên thực tế, một cuộc tấn công quân sự khó xảy ra vì nhiều lý do - lý do chính là chúng ta đang sống trong thời kỳ mà ngày càng ít ai muốn lao vào một cuộc chiến.

Thế giới ngày càng "trốn tránh" bạo lực

Theo phó giáo sư Artyom Lukin, các xã hội hậu công nghiệp hiện đại, có thể là Mỹ, Nga hay Ukraine, ngày càng "trốn tránh" bạo lực.

Nam giới trẻ tuổi, bị thúc đẩy bởi hormone và dễ bị kích động bởi các hệ tư tưởng chính trị hoặc tôn giáo, luôn là lực lượng chính thúc đẩy các cuộc chiến tranh, cách mạng và nổi dậy. Tuy nhiên, do sự già hóa của xã hội, chỉ còn lại rất ít thanh niên ở các quốc gia phát triển.

Tương tự như phần còn lại của châu Âu, Ukraine là một quốc gia đang già đi, với độ tuổi trung bình là khoảng 41.

2 Cuoc Dau Sinh Tu Chong Putin Tiet Lo Kho Ngo Ve Kiev Chung Minh Phuong Tay Qua Ngay Tho

Nga triển khai lực lượng khí tài gần biên giới Ukraine.

Các sự kiện gần đây ở Belarus, Nga và Mỹ, nơi các nhà chức trách nhanh chóng dập tắt các cuộc biểu tình chính trị, đã chứng minh rằng ngay cả một số ít thanh niên còn lại cũng không sẵn sàng mạo hiểm sự an toàn cá nhân của họ nếu họ phải đối mặt với vũ lực.

Tại Belarus, lực lượng an ninh của chính phủ Tổng thống Alexander Lukashenko trấn áp những người biểu tình trên đường phố Minsk ở mức độ vừa phải nhưng cũng đã đủ để dập tắt làn sóng này.

Nếu những người đàn ông trẻ tuổi không sẵn sàng để chiến đấu đến cùng chống lại chính quyền Tổng thống Lukashenko, tại sao người ta phải mong đợi nước láng giềng của họ ở Ukraine tiến hành một cuộc đấu tranh sinh tử chống lại Tổng thống Putin?

Hoàn toàn ngây thơ khi nghĩ giống nhiều người ở phương Tây rằng Ukraine sẽ trở thành "một Afghanistan hay Chechnya khác" đối với Nga. Ukraine không phải là Afghanistan nếu chỉ vì những người Ukraine hiện đại không phải là người Pashtun hay người Chechnya. Và ngay cả Chechnya "kiên cường" cũng đã được Moscow bình định thành công cách đây hai thập kỷ.

Cuộc chiến ở Nam Tư cũ trong những năm 1990 là cuộc xung đột quân sự lớn gần đây nhất ở châu Âu. Một ví dụ minh họa gần đây ở châu Âu là Catalonia. Madrid chỉ phải sử dụng biện pháp trấn áp khiêm tốn, bỏ tù một số nhà lãnh đạo Catalan, cũng đủ đánh bại phong trào ly khai ở khu vực giàu có nhất của Tây Ban Nha.

Người Catalonia có thể khao khát một quốc gia có chủ quyền của riêng họ, nhưng họ thậm chí không sẵn sàng để chịu những hy sinh đau đớn mà cuộc đấu tranh giành độc lập đòi hỏi.

Thời đại anh hùng đã qua

Chiến tranh du kích và các cuộc nổi dậy đòi hỏi những anh hùng sẵn sàng liều mạng vì chính nghĩa. Một quốc gia phải sẵn sàng trả giá bằng máu. Nhưng thời đại của chủ nghĩa anh hùng đã qua ở châu Âu - và nó đã kết thúc ở các xã hội phát triển khác, hậu hiện đại, tỷ lệ sinh thấp, cho dù họ ở Bắc Mỹ hay Đông Á.

3 Cuoc Dau Sinh Tu Chong Putin Tiet Lo Kho Ngo Ve Kiev Chung Minh Phuong Tay Qua Ngay Tho

Người biểu tình ở Quảng trường Độc lập, Kiev năm 2014.

Không giống như những phần tử thánh chiến ở Afghanistan hay phe Houthi ở Yemen, những người Ukraine đương đại đã thuộc về thế giới hậu hiện đại. Ukraine đã công nhận thất bại trong cuộc chiến 2014-2015 ở Donbass trong vòng vài tháng.

Đó không chỉ là do sự kém cỏi của quân đội Ukraine mà lý do cũng vì họ không thể chấp nhận thêm mức độ thiệt hại về người nữa: ngay cả vài nghìn người chết trong chiến tranh cũng là mức "không thể chịu đựng được" đối với xã hội Ukraine.

Liệu một cuộc chiến tranh có khả thi trong xã hội kỹ thuật số hiện nay không? Mức độ số hóa của cuộc sống hiện đại là một yếu tố khác giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra chiến tranh.

Một trong những điều đầu tiên mà lực lượng Nga có thể làm ở Ukraine là thiết lập quyền kiểm soát đối với các mạng di động và các nhà cung cấp internet.

Một khi kiểm soát cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, về cơ bản bạn kiểm soát con người của một xã hội hiện đại. Nếu người ngoài hành tinh quyết định chinh phục một quốc gia hậu công nghiệp, họ có thể chỉ cần vượt qua mạng viễn thông và điện tử của quốc gia đó.

Khoảng 24% số người được hỏi trong một cuộc thăm dò gần đây ở Ukraine cho biết họ sẽ chống lại sự chiếm đóng của Nga "khi có vũ khí trong tay". Do dân số Ukraine hiện vào khoảng 30 triệu người, điều này có nghĩa là vài triệu người sẵn sàng chiến đấu sẽ đối đầu với lực lượng Nga "với vũ khí trong tay".

Nhưng điều đó đáng tin như thế nào? Thực tế là không đáng tin, bởi những người trả lời trong các cuộc thăm dò như vậy có xu hướng đưa ra những câu trả lời được xã hội chấp thuận. Và bảo vệ quê hương đất nước là điều mà tất cả mọi người phải làm. 

Tuy nhiên, các báo cáo từ các trung tâm Ukraine lại cho thấy một bức tranh khác: ngay cả khi đối mặt với "mối đe dọa từ Nga", các chàng trai Ukraine không háo hức thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Họ thậm chí còn không mặn mà ra phục vụ ở tiền tuyến phía đông.

4 Cuoc Dau Sinh Tu Chong Putin Tiet Lo Kho Ngo Ve Kiev Chung Minh Phuong Tay Qua Ngay Tho

Chiến tranh Donbass đã nổ ra từ tháng 4/2014 - nay tại vùng Donbass của Ukraine.

Và thay vì được tiếp thêm sinh lực và sẵn sàng chiến đầu bởi mối đe dọa từ Nga, xã hội Ukraine phần lớn trông rất thờ ơ. Có vẻ như nhiều người Ukraine không còn quan tâm nữa. Sự thờ ơ có thể được giải thích một phần do ảnh hưởng của Covid-19.

Ukraine thời hậu đại dịch là một xã hội mệt mỏi và suy nhược. Một yếu tố quan trọng hơn chính là sự thất vọng của nhiều người Ukraine đối với nền chính trị của đất nước và các nhà lãnh đạo. Sự hưng phấn thời biểu tình ở Quảng trường Độc lập ở Kiev, đã biến mất từ lâu.

Nếu (nhưng khó xảy ra) Tổng thống Putin xâm lược Ukraine, chỉ một phần nhỏ dân số ở miền đông và miền nam Ukraine - những khu vực có tỷ lệ người nói tiếng Nga cao - sẽ thực sự sẵn sàng để chủ động chống lại lực lượng Nga. Và họ cũng không có cơ hội và năng lực chống lại quân đội và lực lượng đặc biệt của Nga. Họ sẽ di tán thay vì chiến đấu và đây sẽ là kịch bản dễ xảy ra nhất đối với những người từ chối chấp nhận một thực tế mới.

Ngồi trong những văn phòng thoải mái ở Washington, London và Warsaw, một số nhân vật có thể có đa nghi tự vẽ ra những "giấc mơ ướt át" về việc việc Nga xâm lược Ukraine và người dân Ukraine sẽ chiến đấu chống lại đến hơi thở cuối cùng. Những giấc mơ này khó có thể trở thành hiện thực.

Tất nhiên, có rất nhiều rủi ro nghiêm trọng đối với Moscow nếu nước này tiến hành một chiến dịch quân sự lớn ở Ukraine. Nhưng vấn đề là một cuộc chiến tranh du kích và nổi dậy không nằm trong số đó.

Nam Anh

Nguồn: doanhnghieptiepthi.vn


© 2024 | Thời báo MỸ



 

Bài liên quan