5 lý do “không ngờ tới” khiến bạn dễ bị ốm hơn trong mùa đông

Rất nhiều người thường bị cảm lạnh vào mùa đông, nhưng ít ai biết đến nguyên nhân thật sự cơ thể dễ bị nhiễm bệnh khi trời lạnh.

Thực tế, thời tiết lạnh không phải là nguyên nhân gây bệnh, vi trùng mới chính là thủ phạm. Và các nghiên cứu cho thấy, thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi cho các vi trùng gây bệnh sống sót và phát triển.

Dưới đây là 5 nguyên nhân giải thích tại sao bạn có nhiều khả năng bị bệnh hơn trong những ngày mùa đông.

1. Bạn ở trong nhà nhiều hơn

Ở lâu trong nhà làm tăng nguy cơ mắc bệnh tật. Theo các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc và Virginia Tech đã phát hiện ra rằng, những học sinh dễ bị bệnh hơn khi ở trong kí túc xá bí bách và thiếu độ ẩm. Các nhà nghiên cứu cho rằng, đây có thể là điều kiện thuận lợi cho các loại vi trùng sống sót và phát triển. Logic này cũng có thể áp dụng cho những không gian hẹp như phòng của bạn.

2. Bạn đang tiếp xúc với nhiều vi trùng hơn

Khi bạn dành nhiều thời gian ở trong nhà, điều đó đồng nghĩa với việc cơ thể dễ bị phơi nhiễm nhiều vi trùng hơn. Vòi nước, bàn phím, tay cầm cửa và một số đồ vật khác… là những nơi vi trùng trú ẩn nhiều nhất mà bạn có thể vô tình chạm vào hàng ngày. Đó là lý do tại sao các bác sĩ khuyên bạn nên rửa tay để phòng ngừa bệnh tật vào mùa đông.

3. Siêu virus cúm lan truyền nhanh hơn

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, siêu virus cúm lây lan nhanh hơn trong thời tiết lạnh. Lý do là bởi lớp vỏ lipid của siêu virus cúm trở nên dày hơn khi nhiệt độ hạ xuống, đây cũng là lý do khiến virus cúm hoạt động mạnh và linh hoạt hơn, gây ra nhiều trường hợp bị cảm cúm vào mùa đông.

Ngoài ra, thời tiết lạnh cùng với không khí hanh khô khiến các bệnh về đường hô hấp trở thành nỗi lo lắng của mọi người. Trong đó, cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang là những bệnh thường gặp nhất..

5 lý do “không ngờ tới” khiến bạn dễ bị ốm hơn trong mùa đông - 0

Chẳng còn khó chịu vì ngạt mũi, sổ mũi do viêm mũi viêm xoang với thuốc nhỏ mũi Coldi-B

4. Phản ứng của hệ miễn dịch bị chậm lại

Khi trời lạnh, phản ứng của hệ miễn dịch có thể kém hơn, theo một nghiên cứu của trường Đại học Yale. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát những con chuột bị cúm thông thường và kiểm tra hoạt động của hệ miễn dịch ở các tầng nhiệt độ khác nhau.

Khi chuột bị cúm ở nhiệt độ lạnh hơn, các tế bào lót ở hệ miễn dịch cũng hoạt động kém hơn khi kháng lại các virus. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết cần phải nghiên cứu thêm trước khi đưa ra kết luận này ở người.

5. Bàn chân bị lạnh

Bạn chân lạnh có thể là dấu hiệu hệ miễn dịch giảm khả năng phản ứng, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Cardiff (Anh). Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã cho 90 học sinh ngâm chân trong nước lạnh trong 20 phút. Những học sinh này có nhiều khả năng bị cảm lạnh hơn trong những ngày tiếp theo so với những người không ngâm chân.

Các nhà nghiên cứu lý luận rằng, bàn chân lạnh có thể khiến cho các mạch máu trong mũi co lại, từ đó làm giảm khả năng miễn dịch.

Theo VOV.VN

Bài liên quan