Người Việt tại Nhật: Yên tâm ở lại

Sang Nhật được 2 năm, với thu nhập hơn 40 triệu đồng/tháng, sau khi trừ tiền thuê nhà, ăn uống và một số việc phát sinh, mỗi tháng anh gửi về nhà được gần 20 triệu đồng. Thế nhưng, giờ không còn việc làm thì mọi thứ trước mắt không thể tính được.

Theo Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú Nhật Bản thì tính đến cuối năm 2019, số người Việt Nam đang cư trú tại Nhật Bản là 371.755 người, trong đó có khoảng 83.000 du học sinh, 240.000 thực tập sinh và lao động, cùng hơn 60.000 Việt kiều, trở thành cộng đồng người nước ngoài lớn thứ 3 tại nước này, sau Trung Quốc và Hàn Quốc.

Những ngày qua, khi dịch bệnh xảy ra, không ít người lo lắng, sống cảnh tiến thoái lưỡng nan. Họ lo không hẳn vì dịch Covid-19 mà lo vì mất việc làm, không có tiền trang trải cuộc sống.

Anh Tuấn Phong, hiện đang sống và làm việc tỉnh Chiba cho biết, tháng 4 vừa rồi anh nhận được thông báo công ty tạm dừng hoạt động vì không có đơn hàng, điều này đồng nghĩa việc rơi vào tình trạng thất nghiệp và không có thu nhập.

Sang Nhật được 2 năm, với thu nhập khoảng hơn 40 triệu đồng/tháng, sau khi trừ tiền thuê nhà, ăn uống và một số việc phát sinh, mỗi tháng anh gửi về nhà được gần 20 triệu đồng. Thế nhưng, giờ đây không còn việc làm thì mọi thứ trước mắt không thể tính được.

132 1 Nguoi Viet Tai Nhat Yen Tam O Lai

Cùng với hoàn cảnh của anh Phong, một số lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản liên tiếp gọi điện đến Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật để nhờ tư vấn và bày tỏ nguyện vọng được về nước. Tuy nhiên trong hoàn cảnh hiện nay thì họ vẫn phải chờ đợi vì Đại sứ quán phải ưu tiên cho những người sắp hết hạn visa, phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ. (cuối tháng 4 vừa qua, 298 người Việt Nam ở Nhật đã về nước an toàn).

Anh Phong bảo, thấp thỏm lo lắng nhưng cũng chẳng có cách nào để giải quyết vì hoàn cảnh khách quan bắt buộc. Chúng tôi đành thắt chặt chi tiêu, tuân thủ nghiêm công tác phòng chống dịch để chờ hết dịch rồi lại tính tiếp.

Thế nhưng, bên cạnh đó, nhiều người Việt ở Nhật tỏ ra khá bình tĩnh. Chị Thu Phương, làm việc tại Tokyo chia sẻ rằng, nhiều năm sống ở Nhật – đất nước thường xuyên trải qua thiên tai, tôi đã được tôi luyện rất nhiều. Trong hoàn cảnh hiện nay thì chỉ có cách bình tĩnh và kiên trì thực hiện theo khuyến cáo của chính quyền sở tại. Sau thời gian nghỉ học, tôi vẫn phải cho bọn trẻ đến trường nhưng trong tinh thần phòng dịch cao nhất. Gia đình cũng chuẩn bị vài hộp khẩu trang, lọ xịt sát khuẩn, thẻ chống virus, dung dịch rửa tay…và khi ra ngoài tuyệt đối phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn.

Chị Phương cũng cho biết, người Việt ở Nhật rất chú trọng đến việc đeo khẩu trang và nhà nào cũng phải chuẩn bị vài ba hộp chứ không dự trữ nhiều để còn dành cho người khác. Nhờ phòng dịch tốt nên rất ít người Việt bị nhiễm virus SARS-Cov-2. Ngoài ra, người nước ngoài ở Nhật Bản, trong đó có người Việt mình cũng yên tâm hơn rất nhiều khi Chính phủ Nhật Bản cho biết sẽ chi trả toàn bộ viện phí và chi phí điều trị cho các bệnh nhân Covid-19, bao gồm cả người nước ngoài đang sống ở Nhật Bản hoặc du khách.

Các tỉnh, thành có đông người Việt sinh sống hoặc có nhiều người nhiễm virus SARS-CoV-2 như Okinawa, Fukuoka, Osaka, Aichi, Nagano hay Hokkaido đã có dịch vụ tư vấn bằng tiếng Việt. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cũng khuyến khích những người có thân nhiệt từ 37,5 độ C trở lên liên tục trong vòng 4 ngày, cảm thấy mệt mỏi, phờ phạc hoặc thở gấp cần liên lạc với các trung tâm chăm sóc sức khỏe được chỉ định để xét nghiệm và chữa trị Covid-19 nếu bị mắc.

Theo Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam khó khăn do phần lớn người Việt sang Nhật Bản vì mục đích làm việc hoặc học tập nên khi có dịch bệnh mọi công việc hầu như bị đình trệ do nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đóng cửa.

“Tuy nhiên, trong giai đoạn khó khăn, cộng đồng người Việt Nam đã phát huy truyền thống tương thân, tương ái, hỗ trợ lẫn nhau. Các du học sinh không có việc làm thêm để tự trang trải cho cuộc sống đã được các nhà hảo tâm giúp bố trí chỗ ở miễn phí, quyên góp một số tiền nhất định để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt hằng ngày” – ông Nam cho biết.

Những ngày qua, Đại sứ quán đã kêu gọi tất cả thành viên cơ quan đại diện quyên góp mỗi người 1 ngày lương, đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng tại Nhật Bản. Đại sứ Vũ Hồng Nam bày tỏ tin tưởng với sự chung tay của cộng đồng, tất cả người Việt Nam tại Nhật Bản sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Cũng theo Đại sứ Vũ Hồng Nam, trước đây, thực tập sinh hết hạn hợp đồng 3 năm thì không được kéo dài. Tuy nhiên, khi dịch bệnh xảy ra, Chính phủ Nhật Bản đã xử lý rất linh hoạt và nhanh chóng cho phép kéo dài thời hạn hợp đồng. Ngoài ra, mỗi người nước ngoài được Chính phủ Nhật Bản trợ cấp 100.000 yen trong thời gian dịch bệnh.

Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng có nhiều chính sách hỗ trợ khác như cho vay từ 100.000 đến 200.000 yen đối với những trường hợp có khả năng chi trả; hỗ trợ trực tiếp cho các sinh viên có thành tích học tập tốt; lùi thời hạn thanh toán các hóa đơn điện, nước, ga; vận động các doanh nghiệp để duy trì các cơ sở để người lao động để tiếp tục cư trú;…Những việc làm này giúp người nước ngoài ở Nhật, trong đó có người Việt Nam yên tâm hơn rất nhiều

Theo Đại đoàn kết


© 2024 | Thời báo MỸ



 

Bài liên quan